Nước biển dâng là sự dâng lên của mực nước đại dương trung bình do tác động của biến đổi khí hậu không bao gồm triều cường, nước dâng do bão và các tác động tự nhiên khác. Mặt khác, nước biển dâng là sự biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu chính là một trong các hiện tượng biến đổi khí hậu. Nước biển dâng là một hiện tượng tự nhiên rất nguy hiểm đối với người và tài sản ở những khu vực ven biển. Do đó nghiên cứu vấn đề này rất quan trọng và có ý nghĩa thực tế.

Ngày thứ 3 của lớp học “Changing Coast” học viên đã được học các kiến thức cơ bản về Dao động mực nước biển dâng, Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đối với Rừng ngập mặn, Khí vết ở Môi trường biển.

Ở môn học Dao động mực nước biển dâng, các học viên đã tiếp cận những kiến thức về nước biển dâng, các yếu tố gây ra nước biển dâng cũng như cách thực hiện tính toán phân tích dao động mực nước biển dâng sau khi loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố khác. Nội dung bài giảng được trình bày bởi TS. Nguyễn Công Thành.

Buổi học về Dao động mực nước biển dâng của TS. Nguyễn Công Thành

Ở môn học “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hâụ đối với rừng ngập mặn”, học viên đã tiếp nhận những kiến thức mới ở rừng ngập mặn như hệ sinh thái rừng ngập mặn, và hệ quả khi có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái nhạy cảm này được trình bày bởi PGS. TS Võ Lương Hồng Phước.

Buổi học về Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến rừng ngập mặn của TS. Võ Lương Hồng Phước

Sv làm việc trao đổi theo nhóm

Ở môn học “Khí vết ở Môi trường biển”, giáo sư đã giới thiệu về các khí nhà kính như carbon dioxide, methane và một số khí khác. GS cũng giới thiệu ảnh hưởng của tác động của nó đối với môi trường khí quyển hay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, GS cũng giới thiệu quan trắc thu thập mẫu nước ở vùng cực với những chuyến thám hiểm vùng cực thú vị. Bài giảng gây sự hứng thú đối với học viên với những tiếng cười giòn cùng câu hỏi tò mò về lĩnh vực mới này.

Buổi học về Khí vết ở Môi trường Biển của PGS. Sohiko Kameyama

Trong buổi học thực hành này các nhóm đã được Thầy hướng dẫn sử dụng phần mềm QGIS để nghiên cứu nước biển dâng. Các nhóm được hướng dẫn cách để tải ảnh DEM từ tiện ích trong QGIS cũng như các trang web uy tín. Sử dụng QGIS để trích xuất các độ cao khác nhau sau đó các dữ liệu này dùng để mô phỏng các kịch bản nước biển dâng khác nhau và cho các vùng bị ảnh hưởng. Trong buổi học GS. Andy Fischer cũng đã giới thiệu một số trang web có thể xem mô phỏng nước biển dâng bao nhiêu mét thì vùng nào sẽ bị ảnh hưởng.

Buổi học về GIS của GS. Andy Fischer

Một số hình ảnh về lớp học được tổng hợp trên kênh youtube của Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn theo link đính kèm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *