Sáng ngày 13 tháng 11 năm 2023, lớp học “Changing Coast” đã chính thức khởi động với sự tham gia của 30 sinh viên và học viên cao học đến từ hai Trường Đại học Tasmania (Úc) và Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM và sự tham gia của các giảng viên/nghiên cứu viên trong lĩnh vực hải dương học, môi trường và biến đổi khí hậu. Đây là lớp học được tổ chức với mong muốn tạo sự kết nối mạnh mẽ giữa sinh viên ngành Hải dương học và sinh viên quốc tế.

Ngày đầu tiên của lớp học đã diễn ra các hoạt động:

(1) Chào mừng đoàn giảng viên và sinh viên đến từ Trường ĐH Tasmania

Buổi chào mừng đã diễn ra trong không khí hết sức thân thiện và kết nối. Các đại diện đến từ Trường ĐH KHTN bao gồm: TS. Võ Hồng Hải – Phó Trưởng phòng Quan hệ đối ngoại, PGS. TS. Huỳnh Văn Tuấn – Trưởng Khoa Vật lý – Vật lý kỹ thuật đã có những phát biểu về sự hợp tác giữa hai trường Đại học. TS. Andrew Fischer và PGS. TS. Võ Lương Hồng Phước có những chia sẻ chi tiết hơn về nội dung học thuật liên quan đến lớp học “Changing Coast”. Cuối cùng, đại diện sinh viên từ hai trường đã chia sẻ những tình cảm, suy nghĩ và ước mong của mình khi tham dự lớp học này.

Tập thể giảng viên, sinh viên từ hai trường chụp hình lưu niệm
Tập thể giảng viên, sinh viên từ hai trường chụp hình tại sân trường ĐH KHTN

(2) Tham quan khuôn viên Trường ĐH KHTN tại cơ sở 1

Tiếp theo, đoàn sinh viên quốc tế được giới thiệu một số khoa và phòng thí nghiệm như Khoa Địa chất, Phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân, Thư viện Trường ĐH KHTN và Phòng thí nghiệm của Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn. Các bạn đã có những trải nghiệm thật sự vui vẻ khi được tham quan cơ sở 1 của Trường.

Sinh viên đến tham quan khoa Địa chất
Sinh viên đến tham quan phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân
Sinh viên tham quan phòng thí nghiệm BM Hải dương, Khí tượng và Thủy văn

(3) Tham dự lớp học “Changing Coast”

Buổi học đầu tiên được diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, trong đó, học viên đã được học các kiến thức cơ bản về cơ chất lỏng, các quá trình ven bờ và các quá trình thủy động lực học. Các học viên cũng đã được giới thiệu các kiến thức cơ bản về QGIS và mô hình liên quan đến mực nước biển dâng.

PGS. TS. Võ Lương Hồng Phước giảng dạy các kiến thức liên quan đến cơ lưu chất và các quá trình ven bờ
TS. Andrew Fischer giảng dạy về việc sử dụng mô hình và QGIS cho việc tính mực nước biển dâng
Các sinh viên làm việc nhóm

Một số hình ảnh về lớp học được tổng hợp trên kênh youtube của Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn theo link đính kèm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *