Khi lựa chọn ngành học cho mình, phụ huynh và học sinh luôn quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp của sinh viên việc sau khi tốt nghiệp đại học. Vậy cơ hội nghề nghiệp cho ngành Hải dương học như thế nào?

Khi nói đến ngành Hải dương học, hầu hết mọi người đều nghĩ rằng ngành học này chỉ làm được trong các cơ quan nhà nước mà thôi, lương không cao và công việc ít bận rộn… Các bạn nên đổi cách suy nghĩ này đi nhé!!!

Như chúng ta đã biết ngành Hải dương học là ngành đào tạo khoa học cơ bản về hải dương học, khí tượng, thủy văn, môi trường, sinh thái biển, chu trình sinh địa hóa, xói lở-bồi tụ vùng cửa sông ven bờ, xâm nhập mặn, khí tượng nông nghiệp, ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu biển…  Sau khi học xong, sinh viên không những được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu mà còn học được các kỹ năng lập trình, tính toán và kỹ năng khảo sát thực địa và làm việc trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, sau khi ra trường tùy theo khả năng và sở thích của mình, các em có thể chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp.

Nếu các em thích nghiên cứu và học tập nâng cao trình độ thì các em có thể vào các viện nghiên cứu hoặc trường học để giảng dạy như

Nếu các em thích khám phá, đi đây đó và hòa mình cùng thiên nhiên thì tham gia vào các công ty khảo sát, đo đạc như công ty CP Tư vấn Thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển PORTCOAST, công ty ứng dụng bản đồ VIETMAP,
công ty khảo sát Đại Phát,…

Nếu các em thích sự năng động và lương cao thì các doanh nghiệp liên kết hoặc liên doanh nước ngoài như Công ty năng lượng Tái tạo MAINSTREAM. Trung tâm khí tượng hàng không tại các sân bay: Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Liên Khương; Công ty năng lượng Tái tạo MAINSTREAM, Cty thiết bị hải dương REECO, công ty DFM-Engineering, ….

Nếu các em muốn nâng cao trình độ thì có rất nhiều cơ hội du học trong chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ trong và ngoài nước. BM Hải dương Khí tượng va Thủy văn có đào tạo Thạc sĩ cho ngành Khí tượng – khí hậu học và Hải dương học, chương trình Tiến sĩ cho ngành Hải dương học, ngành Vật lý địa cầu. Bộ môn hiện nay có liên kết với trường ĐH nước ngoài như:

  • Trường đại học Kiel, Đức; 
  • TT Khí tượng Hoàng Gia, Bỉ; 
  • TT Thời tiết Oklahoma thuộc Trường đại học Oklahoma, Mỹ;
  • Viện Hải dương học Sopot thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan; Viện Khí tượng Đan Mạch;  
  • Khoa Khoa học khí tượng, Trường đại học Yonsei, Hàn quốc; 
  • Viện Quốc gia về quản lý đất đai và cơ sở hạ tầng thuộc bộ Cơ sở hạ tầng, Đất đai và Giao thông của Nhật Bản …
  • Đại học Washington, Hoa Kỳ
  • Học viện Sinica, Đài Loan
  • Đại học Hokkaido, Nhật Bản
  • Đại học Quốc lập Trung Ương, Đài Loan
  • Đại học Tasmania, Úc.
Hình ảnh cựu sinh viên tham gia học tập tại nước ngoài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *