Từ ngày 15 đến 20/4/2024, gần 20 sinh viên và giảng viên ngành Hải dương học đã bắt đầu một tuần học tập thực tế đầy ý nghĩa tại Viện Hải dương học ở thành phố Nha Trang. Trong ngày đầu tiên, các sinh viên được chị Thủy (Hình 1), một nhân viên của Bảo tàng Hải dương học, tận tình giới thiệu về các loài sinh vật biển và những kiến thức quý báu liên quan đến việc trưng bày và bảo quản mẫu vật. Buổi giới thiệu này đã mở đầu cho một tuần học tập đầy hứng khởi và bổ ích.
Hình 1: Sinh viên tham quan Bảo tàng Hải dương học
Sau đó, các sinh viên được các thầy tại Viện hướng dẫn về các quy định quan trọng trong việc khảo sát tài nguyên và môi trường biển, cũng như quy trình thực hiện trước khi tiến hành lấy mẫu thực tế (Hình 2). Những kiến thức này đã trang bị cho sinh viên nền tảng vững chắc để bước vào giai đoạn khảo sát thực địa một cách hiệu quả và chính xác.
Hình 2: Sinh viên được giới thiệu trước chuyến thực tập trên biển
Ngày thứ hai, sinh viên lên tàu (Hình 3, 4) cho chuyến đo đạc lấy một ngày đêm trên biển tại Vịnh Nha Trang.
Hình 3: Sinh viên đo dòng chảy và các yếu tố khí tượng
Hình 4: Sinh viên lấy mẫu nước tại các trạm
Hình 5: Thầy Trung giới thiệu về các kinh nghiệm xây dựng công trình ven biển
Vào ngày cuối cùng tại Nha Trang, sinh viên đã có cơ hội tham
quan phòng
Địa chất – địa mạo biển dưới sự hướng dẫn của thầy Trung. Thầy đã giới thiệu
chi tiết về các phương pháp tính toán và xây dựng các công trình ven biển cũng
như cung cấp những kiến thức quan trọng về dầu khí tại Việt Nam. Buổi tham quan
này đã giúp sinh viên mở rộng hiểu biết và áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực
tế (Hình 5).
Sau đó, sinh viên được tham quan phòng Nguồn lợi thủy sinh vật, được hướng dẫn và giới thiệu về đặc trưng hệ sinh thái biển và giám sát rạn san hô. Cuối buổi, sinh viên được giới thiệu về các mô hình mô phỏng, dự báo các chất ô nhiễm trong nước biển và các biến động môi trường.
Cuối ngày, sinh viên được thầy Thịnh hướng dẫn giới thiệu các công trình ven biển và cách thức xây dựng chúng, chia sẻ cách kinh nghiệm làm việc cũng như giúp cho sinh viên hiểu được về ngành học của mình cũng như định hướng được nghề nghiệp tương lai của bản thân. (Hình 6)
Hình 6: Sinh viên cùng với thầy Thịnh tại tượng đài Yersin
Kết thúc chuyến thực tập thực tế, sinh viên tiến hành phân tích mẫu và số liệu tại bộ môn. Sau vài tuần chuẩn bị thì có được kết quả cho các báo cáo về khí tượng, sóng, dòng chảy và trầm tích tại Vịnh Nha Trang (Hình 7).
Hình 7: Sinh viên báo cáo sau chuyến đi thực tập