Giới thiệu bộ môn
Lịch sử Thành lập
Bộ môn Hải Dương, Khí Tượng và Thủy Văn phát triển từ Bộ môn Vật Lý Địa Cầu được thành lập năm 1965 tại Đại học Khoa học Sài Gòn. Từ năm 2002 đổi tên là Bộ môn Vật Lý Môi Trường và từ năm 2005 là Bộ môn Hải Dương, Khí Tượng và Thủy Văn thuộc Khoa Vật Lý – Vật lý kỹ thuật trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM. Từ năm 2005, Bộ môn được tuyển sinh ngành đầu vào Hải Dương, Khí Tượng và Thủy văn theo hai khối A, B. Bộ môn hiện là bộ môn duy nhất nhận nhiệm vụ đào tạo về khoa học biển, thủy văn và khí quyển cho sinh viên ở bậc đại học và sau đại học cho toàn miền Nam tính từ Huế đến Cà Mau.
Bài giới thiệu về Bộ môn trên báo Pháp luật
Clip giới thiệu về Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn
Clip giới thiệu về bộ môn trên htv7
Mục tiêu
Mục tiêu của ngành Hải dương, Khí tượng và Thủy văn nhằm đào tạo sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về Khoa học Trái đất và có đủ các kiến thức lẫn kỹ năng cần thiết về Hải dương, Khí tượng và Thủy văn. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền cơ bản và chuyên sâu về các quá trình vật lý, hóa học, động lực học, sinh học xảy ra ở khí quyển, mặt đất và đại dương; các kiến thức và kỹ năng về khảo sát, tính toán,dự báo, đánh giá và phân tích các quá trình động học cũng như các biến động môi trường và mức độ ô nhiễm trong môi trường nước và không khí.
Sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ nhận bằng cử nhân Hải dương, Khí tượng và Thủy văn.
• Sinh viên có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu có liên quan như: các sở Khoa học Công nghệ của các tỉnh, thành phố, các sở Tài nguyên và Môi trường, Viện Hải Dương học… cũng như các trạm khí tượng, trạm thủy hải văn, trung tâm khí tượng, các nhà máy xí nghiệp sản xuất, công ty tư vấn có liên quan đến đánh giá tác động môi trường nước và không khí.
• Sinh viên có thể giảng dạy các ngành có liên quan về Khoa học trái đất cho các trường đại học, cao đẳng đẳng hoặc phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng.
• Sinh viên có thể tiếp tục học cao học về chuyên ngành Hải Dương và chuyên ngành Khí Tượng hoặc làm nghiên cứu sinh về chuyên ngành Hải Dương Học tại bộ môn.