TUYỂN SINH ĐẠI HỌC

Đào tạo cử nhân có kiến thức về tất cả các vấn đề có liên quan đến biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu,…

Thông tin tuyển sinh


(Mã trường: QST –  Mã ngành: D440228 – Môn xét tuyển: Toán – Lý – Hóa hoặc Toán – Sinh – Hóa – Chỉ tiêu: 80)

Đào tạo cử nhân có kiến thức về tất cả các vấn đề có liên quan đến biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường, các quá trình xói mòn bờ biển, sông và cửa sông, sự xâm nhập mặn, hệ sinh thái rừng ngập mặn và lũ lụt, thiên tai, biến đổi khí hậu,…

Thông tin ngành học

Hoạt động Sinh viên

Cơ hội việc làm

Hỏi đáp

Mọi thắc mắc về Tuyển sinh liên hệ qua địa chỉ mail: vlhphuoc@hcmus.edu.vn hoặc lvhao@hcmus.edu.vn

 

Về ngành Hải dương học Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM

Được thành lập vào năm 2002 thuộc Khoa Vật lý – Vật lý Kỹ thuật Trường ĐH KHTN, ĐHQG-HCM, Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn nhận nhiệm vụ đào tạo sinh viên đại học thuộc ngành Hải dương học của ĐHQG-HCM.

Chương trình đào tạo của ngành Hải dương học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát và chuyên sâu về các quá trình vật lý, động lực và sinh địa hóa trong đại dương, khí quyển, cũng như trong hệ thống sông, hồ và cửa sông. Chương trình đào tạo đại học của ngành theo qui định hiện hành của Bộ GD&ĐT gồm 140 tín chỉ, trong đó có 60 tín chỉ đại cương và 80 tín chỉ cơ sở ngành và chuyên ngành. Sinh viên sẽ có ba hướng chuyên ngành để lựa chọn: Hải dương học, Khí tượng học và Thủy văn học.

Một số môn học cụ thể của ngành 

Môn cơ sở: Hải dương học đại cương, Khí tượng học đại cương, Thủy văn học đại cương, Thiên văn học, Cơ sở địa mạo địa chất biển, Chu trình sinh địa hóa, Đo đạc và phân tích số liệu, Lập trình ứng dụng … Sinh viên sẽ học các môn này trong năm 2 và năm 3.

Môn chuyên ngành: Hải lưu, Sóng biển, Thủy triều, Cửa sông, Hóa học biển, Sinh học sinh thái biển, Khai thác dữ liệu… ; Khí tượng động lực, Khí tượng synop, Dự báo số trị, Khí tượng lớp biên, Khí tượng hàng không,… ; Thủy lực sông, Động lực học vùng cửa sông, Sinh thái vùng cửa sông,… Sinh viên sẽ học các môn này từ học kỳ 2 năm thứ 2.

Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ có hai chuyến kiến tập và thực tập thực tế

Kiến tập (học kỳ 1 năm 3): tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Phân viện khí tượng thủy văn và Môi trường phía Nam, Trạm ra-đa Nhà Bè, Trạm khí tượng cao không, vùng ven biển, cửa sông và rừng ngập mặn Cần Giờ.

Thực tập thực tế (học kỳ 2 năm 3): Sinh viên chuyên ngành Hải dương học thực tập tại Viện Hải dương học và thực hiện một chuyến khảo sát một ngày đêm trên biển đo các yếu tố vật lý, sóng và dòng chảy. Sinh viên chuyên ngành Khí tượng học và Thủy văn học thực tập tại Đài khí tượng và Thủy văn khu vực, và tại các trạm quan trắc khí tượng và thủy văn, tham dự các phiên thảo luận dự báo, vẽ bản đồ synop và các mã luật khí tượng và thủy văn.

Về đào tạo sau đại học, bộ môn hiện nay nhận nhiệm vụ đào tạo hai chuyên ngành cao học Hải dương học và Khí tượng – khí hậu học, và một chuyên ngành tiến sĩ về Hải dương học.

Một số hình ảnh về thực tập của sinh viên

http://www.hcmus.edu.vn/tuyensinh/index.php?option=com_content&view=article&id=235&catid=9&Itemid=518&lang=vi