Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM không ngừng đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế và nghiên cứu liên ngành nhằm giải quyết những thách thức môi trường biển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu mà còn thúc đẩy sự phát triển trong đào tạo nguồn nhân lực của ngành Hải dương học.

Hợp tác quốc tế

Với mục tiêu xây dựng mạng lưới nghiên cứu toàn cầu, Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn đã thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như:

  • Đại học Hokkaido (Nhật Bản): Tham gia các dự án về trao đổi khí metan và khí vết trong đại dương.
  • Chương trình Erasmus plus với Đại học Bialystok (Ba Lan): Trao đổi giảng viên giảng dạy về Khoa học Trái đất và môi trường; Hợp tác trong nghiên cứu về vi nhựa trong môi trường nước và trầm tích.
  • Đại học Tasmania (Úc): Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân tố tự nhiên/con người và hiện tượng tảo nở hoa ở vùng nước trồi Nam Trung Bộ; Tổ chức lớp học quốc tế “Changing Coast” giữa sinh viên ngành Hải dương học và sinh viên/học viên cao học của Đại học Tasmania (Úc)
  • Viện Hải Dương Học SCRIPPS, thuộc Trường Đại học California (Hoa Kỳ): Dự án nghiên cứu và khảo sát động lực học tương tác tại vùng nước sâu và vùng nước nông ven bờ tại vùng biển Lý Sơn và mũi Cà Mau

Các dự án hợp tác không chỉ hỗ trợ về mặt kỹ thuật mà còn cung cấp các cơ hội đào tạo chuyên sâu cho giảng viên, nghiên cứu viên và sinh viên ngành Hải dương học.

Hình 1a. Báo cáo của GS. Sohiko Kameyama (ĐH Hokkaido, Nhật) về trao đổi khí metan và khí vết trong đại dương
Hình 1b. Báo cáo của GS. Piotr Zieliński (ĐH Bialystok, Ba Lan) về vi nhựa
Hình 1c. Báo cáo trực tuyến của TS. Andrew Fisher, ĐH Tasmania về tảo nở hoa
Hình 1c. Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Viện Hải dương học Scripps thuộc Trường Đại học California (Hoa Kỳ)

Nghiên cứu liên ngành – các vấn đề thực tiễn

Hiện nay, một vấn đề về biển – đại dương không thể được nghiên cứu độc lập, Bộ môn Hải dương, Khí tượng và Thủy văn tập trung vào cách tiếp cận liên ngành, kết hợp các lĩnh vực như:

  • Sinh học biển: Nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh vật phù du và các yếu tố thủy động lực học.
  • Địa chất biển: Đánh giá tác động của quá trình vận chuyển trầm tích đến quá trình xói lở – bồi tụ, ảnh hưởng đến một số hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển, vùng rừng ngập mặn.
  • Kỹ thuật môi trường: Phát triển nghiên cứu các vấn đề ô nhiễm môi trường biển, ví dụ như xác định vi nhựa trong môi trường nước và trầm tích.
Hình 2a. Thu mẫu nước ngoài hiện trường
Hình 2b. Xác định vi nhựa trong mẫu trầm tích (hoặc mẫu nước) tại phòng thí nghiệm

Thành Tựu Nổi Bật

  • Xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế uy tín (https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0272771423000495)
  • Tổ chức thành công lớp học quốc tế ngắn hạn “Changing Coast” với sự tham gia của sinh viên ngành Hải dương học và sinh viên/học viên cao học đến từ Đại học Tasmania (Úc)
  • Đào tạo nghiên cứu sinh và thạc sĩ có đóng góp đáng kể trong lĩnh vực hải dương, khí tượng và thủy văn
Hình 3. Sinh viên và thầy cô của Lớp học Ngắn hạn Quốc tế “Changing Coast” do Đại học Tasmania và Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tổ chức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *