Ngành Hải dương học đào tạo các cử nhân đại học có kiến thức về các vấn đề có liên quan đến biển, sông ngòi và khí quyển, trong đó có tương tác biển-khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển và vùng ven bờ.

Ngành Hải dương học là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng phân tích, đánh giá và dự báo về các vấn đề và các hiện tượng liên quan như các quá trình xói mòn và bồi tụ đường bờ biển và vùng ven bờ, xói lở bờ sông và vùng cửa sông, sự xâm nhập mặn, sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hiện tượng thời tiết và các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Chương trình đào tạo ngành Hải dương học theo học chế tín chỉ được xây dựng theo chuẩn CDIO, trải dài trong 4 năm, gồm 129 – 131 tín chỉ, với các chuyên ngành đào tạo:

  • Hải dương học
  • Khí tượng học
  • Thủy văn học
  • Hải dương – Khí tượng – Thủy văn

Ngoài việc học tập tại Trường, sinh viên còn được học tập trải nghiệm, thực tập thực tế tại các cơ quan, địa điểm bên ngoài như: Viện Hải dương học, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, Phân viện Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Trạm Ra-đa thời tiết Nhà Bè, Trạm khí tượng cao không, rừng ngập mặn Cần Giờ và đặc biệt được tham gia khảo sát trên biển.


Hình 1: Sinh viên thực tập thực tế tại Cần Giờ
Hình 2: Sinh viên thực tập trên biển tại Nha Trang
Hình 3: Sinh viên thực tập trên biển tại Nha Trang
Hình 4: Sinh viên thực tập tại Viện Hải dương học
Hình 5: Sinh viên thực tập tại Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ

Hình 6: Sinh viên thực tập tại Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ
Hình 7: Sinh viên tham quan học tập tại nhà máy Điện gió – Bạc Liêu
Hình 8: Sinh viên tham quan học tập tại Trạm Khí tượng nông nghiệp Bạc Liêu
Hình 9: Sinh viên học tập tại Trạm Khí tượng Cao không Tân Sơn Hòa