Hiện tượng lạ gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn đang gây tò mò cho các nhà khoa học.
Các nhà thiên văn học vật lý tại Đại học York vừa tiết lộ, có sự xuất hiện của những cơn gió giật siêu nhanh tại các lỗ đen siêu lớn, kèm theo đó là các bước sóng tia cực tím phát ra mãnh liệt.
Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng. (Nguồn ảnh: Zeenews).
Những con gió tại lỗ đen này giật với tốc độ bằng 20% tốc độ của ánh sáng, tương đương 200 triệu km/h. Cấp độ này tương đương với cấp gió giật trong siêu bão loại 77, Jesse Rogerson người đứng đầu cuộc nghiên cứu, tại Khoa Vật lý và Thiên văn học York cho biết trong một tuyên bố.
“Đó là những cơn gió giật có tên gọi là gió Quasar“…
Gió Quasar này được phát hiện từ cuối những năm 1960, tìm thấy trên các đĩa khí nóng hình thành xung quanh các lỗ đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà.
Toàn bộ vật chất trong các lỗ đen sẽ bị thiêu hủy bởi sức nóng của năng lượng, một số khác sẽ bị gió Quasar thổi bay đi một cách nhanh chóng trong không gian, Giáo sư Patrick Hall cho biết.
Để có được công trình nghiên cứu này, các nhà khoa học đã sử dụng kính viễn vọng song sinh tại Đài Quan sát Gemini.
Hiện các nhà khoa học đang có kế hoạch theo dõi loại gió Quasar này tại các lỗ đen để xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí hàng tháng của Hiệp Hội Thiên Văn Hoàng Gia.
Nguồn: https://khoahoc.tv/bi-an-gio-giat-nhanh-tai-cac-lo-den-sieu-lon-70841